Site icon MKSPORTS

Hoàng Đức, được và mất

Việc Hoàng Đức nhận 1 khoản tiền rất lớn trong lần đầu chuyển nhượng có thể hiểu được - Ảnh: Minh Tuấn

Mksports – Hoàng Đức có thể nhận về 26,8 tỷ đồng cho 3 năm lót tay, sau khi rời Thể Công Viettel. Nhưng anh phải đánh đổi điều đó với nguy cơ suy giảm phong độ, thậm chí mất cơ hội lên ĐT Việt Nam sau này.

Chuyện cầu thủ ở V.League, kể cả tầm ngôi sao hay tuyển thủ quốc gia, xuống hạng Nhất chơi bóng không phải điều hiếm gặp. Nhưng việc đương kim Quả bóng Vàng, Hoàng Đức lựa chọn một đội bóng vốn chỉ chơi tầm trung trong nhiều năm ở hạng Nhất là điều đáng để suy ngẫm. Càng trăn trở hơn nữa khi ở thời điểm 27 tuổi, anh mới chia tay CLB chủ quản Thể Công Viettel để tự đưa ra quyết định cho sự nghiệp chuyên nghiệp của mình.

1. Hoàng Đức: Hiểu nhưng tiếc

Hoàng Đức nhận 26,8 tỷ nhưng phải xuống hạng Nhất. Đó có phải là đánh đổi?

Chính xác! Đây là lần đầu tiên trong sự nghiệp, Hoàng Đức – ở tuổi 27, có tiền lót tay. 13 năm ở Thể Công Viettel là giai đoạn Hoàng Đức được đào tạo, cống hiến và trưởng thành. Nhưng anh chỉ có lương, thu nhập từ quảng cáo. Vô hình trung, điều đó trở thành “động lực” để Đức muốn một bản hợp đồng thật sự có giá trị.

26,8 tỷ là một con số trong mơ, với đại đa số thanh niên Việt Nam cùng độ tuổi như Hoàng Đức (không tính tầng lớp thượng lưu có góc độ thiểu số). Đây là điểm chí cốt khác biệt giữa Hoàng Đức với Công Phượng, Văn Lâm. Bởi 2 đàn anh còn lại vốn đã chuyển nhượng ít nhất 1 lần trước đó và có lót tay cho mình. Do đó, chuyện Hoàng Đức đánh đổi là điều có thể hiểu và đồng cảm.

Nhưng xuống hạng Nhất thì Hoàng Đức còn giữ được phong độ không?

Cuộc sống vốn dĩ là hiện thân của định luật bản toàn năng lượng. Hoàng Đức có rất nhiều tiền trong lần đầu ký hợp đồng ở tuổi 27. Nhưng anh cũng sẽ đối diện với việc giảm phong độ của bản thân.

Trình độ của đa phần các đội giải hạng Nhất ở mức thấp hơn so với tầm trung bình yếu của V.League. Điều này được phản ánh qua các trận đấu tại Cúp Quốc gia, nơi tập hợp một số trận tranh tài giữa đại diện của hạng Nhất và V.League. Dù rằng, hạng Nhất năm nay có PVF-CAND mạnh lên, Bình Phước đầu tư nhiều, Phù Đổng Ninh Bình lột xác. Nhưng không phải cứ vòng nào, Hoàng Đức cũng gặp các đối thủ như vậy. Vậy nên, đơn giản hiểu rằng, phong độ của Hoàng Đức ở mùa giải hạng Nhất sẽ nhỏ hơn hoặc bằng Hoàng Đức tại V.League.

Vậy Hoàng Đức có lên được ĐT Việt Nam không?

Đúng! Bởi ở Việt Nam, thước đo đánh giá cầu thủ hay hoặc dở đến từ những gì mà anh ta chơi ở ĐTQG. Anh ta có thể chơi rất tệ ở CLB nhưng chỉ cần 1 số trận “lên đồng” ở ĐT Việt Nam, chuyện cầu thủ đó được đôn lên sao hạng A trong giới bóng đá là quá dễ dàng. Nhưng Hoàng Đức có thể phải đánh đổi cơ hội lên ĐT Việt Nam, sau khi xuống hạng Nhất. Bởi đơn giản, phong độ của Đức khi xuống hạng Nhất sẽ chỉ nhỏ hơn hoặc bằng với Đức khi còn được thi đấu liên tục ở V.League – giải đấu dù sao cũng thuộc diện có tính cạnh tranh ở mặt bằng Đông Nam Á!

Tất nhiên, vẫn có những ngoại lệ trong lịch sử. Năm 2008, Hà Nội ACB của Thành Lương xuống hạng Nhất. Lương “dị” vẫn được gọi lên ĐT Việt Nam và toả sáng. 1 năm sau, anh là đội trưởng U23 Việt Nam vào chung kết SEA Games. Đến năm 2014, Huy Hùng (CLB Hà Nội – tiền thân của Sài Gòn FC, nay cũng giải thể) và Thanh Hiền (Đồng Tháp) ở tuổi 21-22 cũng được đá ĐT Việt Nam tại AFF Cup 2014. Hay năm 2015, Bùi Tiến Dũng còn đang chơi ở giải hạng Nhì của Viettel (sau đó HAGL mượn lên V.League) cũng xuất hiện ở ĐTQG.

Nhưng đã hơn 10 năm qua, không có thêm ngoại lệ nào khác nữa. Bùi Văn Bình, Lê Văn Nam, Trần Văn Tùng, Nguyễn Công Thành là những “Vua phá lưới” của hạng Nhất. Nhưng chẳng nhiều người biết họ vì ĐTQG vốn dĩ không triệu tập. Thanh Nhàn hay Minh Bình ít ra còn được biết đến nhưng chỉ ở U23 Việt Nam. Hồ Thanh Minh vào top cầu thủ hay nhất hạng Nhất mùa trước còn đang vật lộn cạnh tranh ở CLB Hà Nội, chứ đừng mong câu chuyện lên ĐT Việt Nam.

Kể cả có lên ĐT Việt Nam, trình độ của các cầu thủ hạng Nhất liệu có đảm bảo cho họ một suất đá chính? Và kể cả có lên ĐT Việt Nam và đá chính đi nữa, thì họ có đá được như trước hay không? Liệu họ có giúp Việt Nam đá ngang hoặc thắng các đội mạnh của Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan hay xa hơn là châu Á hay không? Đây là vấn đề của sự đánh đổi.

Hoàng Đức có trở lại V.League hay không?

Giả sử Phù Đổng Ninh Bình không thể cạnh tranh được với Bình Phước hay PVF-CAND trong việc cạnh tranh vé lên hạng V.League mùa sau thì sao? Đừng ai dám chắc 100% là Phù Đổng Ninh Bình lên hạng tức thì. Trong trường hợp ấy, Hoàng Đức có “xé” hợp đồng để sang đội khác hay không? Có thể, Hoàng Đức sẽ đề nghị việc được cho mượn ở 1 CLB khác tại V.League, thay vì tiếp tục 1 mùa nữa “chôn chân” ở hạng Nhất.

 

2. Hạng Nhất Quốc gia có sức hút

Trình độ của hạng Nhất so với V.League thế nào?

Như đã nói kể trên, Cúp Quốc gia là nơi các đội hạng Nhất và V.League cùng nhau tranh tài. 20 năm qua, không một đội hạng Nhất nào vượt mặt được V.League để vô địch. Tất nhiên, vẫn có ngoại lệ ở đây. 2 năm gần nhất, một số cặp đấu chứng kiến đội hạng Nhất thắng được đội V.League. Dẫu vậy, xin nhấn mạnh đó là ngoại lệ và hiếm hoi xảy ra, nếu nhìn một bức tranh tổng thể 20 năm giải đấu.

Tức là hạng Nhất không có cửa với V.League?

Nếu đó là trình độ thật sự của hạng Nhất. Nhưng có những ngoại lệ khác bằng doping tiền đến rất nhiều tiền mà mạnh hơn cả mặt bằng chung V.League. CAHN thăng hạng lập tức vô địch V.League. Thể Công Viettel mất 2 năm cũng làm điều tương tự. 20 năm trước, HAGL vô địch 2 năm liên tiếp ngay khi thăng hạng. Trình độ hạng Nhất đúng là kém hơn V.League. Nhưng đó là khi họ dùng những con người của đúng nghĩa hạng Nhất. Một khi dồn quân bằng những cầu thủ của V.League, khoảng cách thu hẹp dựa trên sức nặng của đồng tiền và tham vọng đầu tư sẽ được rút ngắn lại. Thậm chí, chính những đội “hạng Nhất” đó còn nới rộng khoảng cách so với các đội V.League. Thế giới không là ngoại lệ. Man City, Newcastle, RB Leipzig, Aston Villa đều có đòn bẩy như vậy trước khi “hoá rồng”.

 

Hạng Nhất chắc là có sức hút hơn rồi?

Đúng nhưng là đánh đổi với V.League. Tập khán giả yêu bóng đá Việt Nam trung thành vốn dĩ đạt đến ngưỡng bão hoà. CĐV vãng lai theo xu hướng có “keyword” hoặc ĐTQG sẽ tăng đột biến, nhưng ở 1 giai đoạn cụ thể. Câu chuyện bản chất là Fan trung thành dịch chuyển từ V.League sang hạng Nhất. Nghĩa là hạng Nhất tăng lên về sức hút, V.League sẽ chỉ có nhỏ hơn hoặc BẰNG về sức hút so với thời điểm trước đó.

Cần nói thêm về sức hút của Hoàng Đức. Cầu thủ này có giá trị về chuyên môn, tạo uy tín cho chính CLB chủ quản chứ không thể nói là “cân” được sức hút cho hạng Nhất. Giải đấu này thực tế tạo được sự quan tâm từ… Công Phượng. Fanpage của Công Phượng là 3,6 triệu theo dõi; Hoàng Đức là 432.941 người theo dõi, còn Đặng Văn Lâm có hơn 489.000 theo dõi. Nên ở góc độ đầu tư lấy số, lấy Công Phượng có thể chưa chắc ăn ở chuyên môn nhưng thắng thế marketting là rõ.

 3. Bóng đá Việt Nam có giật lùi?

Cầu thủ hạng A từ V.League xuống hạng Nhất là bước lùi của bóng đá Việt Nam, phải không?

Từ xuống nó vốn dĩ đã là miêu tả cho 1 hành động lùi đối với cầu thủ. Nhưng từ góc độ đa số người hâm mộ, bóng đá Việt Nam được tham chiếu ở thành tích ĐT Việt Nam, chứ không phải V.League hay hạng Nhất.

Đặt câu hỏi Hoàng Đức, Văn Lâm, Công Phượng đá cực hay khi lên ĐT Việt Nam dù đá hạng Nhất, liệu quan điểm bước lùi kia có thật sự được giữ nguyên với cộng đồng người hâm mộ. Vậy nên với riêng bóng đá Việt Nam, câu chuyện thực ra rất đơn giản. Nếu thoả mãn người hâm mộ bằng những chiến thắng của ĐT Việt Nam trước Thái Lan, Indonesia hay gây chấn động châu lục bằng tính nhất thời ở 1 vài giải đấu, chuyện cầu thủ có đá giải hạng Ba hay chơi phủi nhưng vẫn toả sáng ở ĐT Việt Nam lại là bình thường.

Trong khi đó, có những cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài nhưng không thành công thì từ chỗ ủng hộ lại chuyển về suy nghĩ cực đoan. Chuyện khuyên Công Phượng, Quang Hải, Văn Toàn, Văn Lâm về nước há chẳng phải là bước lùi dành cho chính họ, đến từ suy nghĩ của đa số cổ động viên Việt Nam trăn trở cho nền bóng đá nước nhà hay sao? Dù rằng chính Văn Lâm khẳng định, 2 năm ở Nhật dù không được chơi bóng thường xuyên nhưng lại là quãng thời gian quý nhất sự nghiệp của anh ấy, vì tính chuyên nghiệp và khoa học tại Cerezo Osaka.

Vậy là chúng ta tiêu chuẩn kép?

Giờ là lúc để những CĐV, chuyên gia thực thụ trăn trở cho nền bóng đá này quan tâm. Nếu chúng ta nhìn bóng đá Việt Nam từ phần móng, thì chuyện cầu thủ xuống hạng Nhất là vấn đề cần tranh luận. Bởi những kết quả của ĐT Việt Nam nếu chỉ mang tính thời điểm thì không thể tham chiếu cho cả thành công của một nền bóng đá.

Giá trị của một nền bóng đá suy cho cùng được xây dựng trên nội lực với 3 yếu tố. Cầu thủ giỏi xuất ngoại; cầu thủ gốc gác về cống hiến; giải VĐQG có vị thế. Nhìn Indonesia, với 21 cầu thủ (bao gồm “Indo kiều”) nhưng giải VĐQG lại rất tệ, đó chưa hẳn là một nền bóng đá thành công, dù rằng ĐT Indonesia đang có một năm 2024 thăng hoa trên nhiều mặt trận. Thái Lan mới là một chuẩn mực cơ bản nhất mà cần học hỏi, dựa trên 3 yếu tố kể trên.

Quay lại với Việt Nam, thực ra chúng ta vẫn đang tranh luận trong một phạm vi của bóng đá chúng ta. Cầu thủ còn đang phải trăn trở đá hạng Nhất với V.League, không thể nghĩ ra khỏi ranh giới bóng đá trong nước thì cơ sở để nghĩ về World Cup rất khó thành hiện thực. Chúng ta có lùi không? AFF Cup 2024 sẽ là một tham chiếu rõ ràng cho điều đó. Nhưng việc chúng ta loay hoay 1 vấn đề liên quan đến lựa chọn cầu thủ, trong bối cảnh các đối thủ khác trong khu vực, bằng chiến lược này hay kia tịnh tiến các tài năng ra nước ngoài chơi bóng thì vốn dĩ đã là bất lợi.

 

Chúng ta có cách nào để tháo gỡ? 

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nếu đội bóng của Việt Nam tạo điều kiện cho cầu thủ ra đi từ năm 21-23 tuổi thì lựa chọn, kể cả mạo hiểm cho những cầu thủ đó, bao gồm cả xuất ngoại đã có. Chuyện cầu thủ phải chờ đến 27 tuổi để có một bản hợp đồng xứng tầm, dẫn đến lựa chọn tranh cãi như hiện tại hẳn nhiên giảm đi. 

Bóng đá Việt Nam cần có khái niệm chuyển nhượng. Các đội bóng có thể tự lực tài chính chắc chắn sẽ rắn rỏi, không rơi vào vòng xoáy kim tiền. Các ông bầu nếu thật sự có tâm, sẵn sàng đi đường dài với các đội bóng thì nền bóng đá hiển nhiên ổn định.

Sau cùng, hãy khuyến khích cầu thủ mạo hiểm, nỗ lực, nhẫn nại, như cách mà các anh lớn đã dám dấn thân sang nước ngoài. Bởi sau cùng, khi họ về Việt Nam, tiền lót tay cũng vẫn được đảm bảo một con số đáng kể. Hơn thế nữa, sự dũng cảm của họ, dù không thành công, vẫn từng bước mở đường cho các em trẻ tiếp bước.

 

Nhận xét của nhà cái Mksports

Mksports đón chào Hoàng Đức, ngôi sao bóng đá sáng giá từ Thể Công Viettel, với cơ hội nhận đề nghị hấp dẫn trị giá 26,8 tỷ đồng trong 3 năm lót tay. Dù hứa hẹn về sự thịnh vượng tài chính, Hoàng Đức cũng phải đối mặt với nguy cơ suy giảm phong độ và thậm chí là mất cơ hội góp mặt trong Đội tuyển Việt Nam trong tương lai.

Mặc dù giới hạn và áp lực của bóng đá hiện nay, Hoàng Đức nhiệt tình và lạc quan, luôn thể hiện tinh thần tích cực trên sân cỏ. Mksports, người bạn đồng hành đáng tin cậy, sẵn sàng hỗ trợ Hoàng Đức trên hành trình sự nghiệp của mình. Với giao diện tinh tế, cơ hội tham gia nhiều trò chơi hấp dẫn, và đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, Mksports mong muốn trở thành mảnh ghép quan trọng giúp Hoàng Đức vươn lên thành công trên con đường chinh phục ước mơ của mình. Chúc Hoàng Đức may mắn và thành công!

Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất: mksports, mksports casino, mksports tokyo, mksportstokyo

Exit mobile version